Đăng nhập
Thứ 6, ngày 26 tháng 4 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9970627
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
UBND tỉnh chỉ đạo triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
8/21/2014 9:10:21 AM     
Thực hiện Công văn số 1834/LĐTBXH-TCDN ngày 02/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Công văn số 1537/BNN-TCCB ngày 14/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2014-2015.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, ngày 20/8/2014 UBND tỉnh Kon Tum đã có Công văn số 2100/UBND - VX về chỉ đạo triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo: 

1. Các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố:

- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch số 43-KH/TU ngày 16/4/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chương trình số 1169/CTr-UBND ngày 17/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, tạo sự chuyển biến thật sự về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện trách nhiệm được giao tại Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương và Thông tin – Truyền thông. 

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các ngành có liên quan tổ chức rà soát lại danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp; nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp và nhu cầu của người học tại địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở dạy nghề về xây dựng chương trình giáo trình dạy nghề theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm đảm bảo cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hành sau đào tạo (Hoàn thành trước ngày 30/9/2014); 

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan: kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư tại các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả. Đối với các Trung tâm dạy nghề đã được đầu tư thiết bị nhưng không sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng thấp, đề nghị xây dựng phương án đề xuất, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển cho các cơ sở khác có nhu cầu phù hợp để sử dụng, khai thác có hiệu quả. Nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (Hoàn thành trước ngày 30/9/2014); 

- Phối hợp với Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thông báo công khai rộng rãi kế hoạch dạy nghề hàng năm để các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trên địa bàn biết, để đăng ký và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí và chính sách của Đề án.

- Tham mưu Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ – TTg trên địa bàn tỉnh Kon Tum (BCĐ 1956 tỉnh) xây dựng  kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, thành phố (Hoàn thành trước ngày 30/12/2014); đồng thời hướng dẫn BCĐ 1956 các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã và chỉ đạo các xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn (Hoàn thành trước ngày 30/10/2014);  

- Tham mưu BCĐ 1956 tỉnh có văn bản đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương (Hoàn thành trước ngày 30/8/2014);

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu BCĐ 1956 tỉnh báo cáo (định kỳ 6 tháng, một năm) tình hình thực hiện Đề án (trong đó lưu ý báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án tại địa phương); tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án năm 2014 và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015 theo chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn UBND các huyện thành phố định hướng, triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp của từng địa phương; lựa chọn đối tượng ưu tiên đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp với nhóm đối tượng học nghề theo hướng dẫn tại Công văn số 1537/BNN – TCCB ngày 14/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hoàn thành trước ngày 30/9/2014); 

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ của hệ thống khuyến nông đề xuất giải pháp hỗ trợ đầu tư nâng cấp nhằm đảm bảo hệ thống khuyến nông trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện tham gia dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Hoàn thành trước ngày 30/10/2014);

- Chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và các đơn vị có liên quan giới thiệu các mô hình dạy nghề có hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau khi học nghề báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổ biến nhân rộng để nông dân tham khảo học hỏi (Hoàn thành trước ngày 30/10/2014). 

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, lồng ghép các nguồn lực (ngân sách trung ương, địa phương), các chương trình, dự án, đề án khác và các nguồn xã hội hóa thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách, mục tiêu, quy trình của Quyết định 1956/QĐ-TTg.

- Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh cân đối phân bổ kinh phí theo đúng quy định về thực hiện công tác đào tạo nghề; đầu tư nâng cấp, cải tạo các cơ sở dạy nghề hiện có nhằm đảm bảo các cơ sở dạy nghề có đủ năng lực đào tạo nghề theo quy mô của Đề án.

- Khi xét duyệt, tham mưu các dự án đầu tư cần quan tâm giải pháp sử dụng lao động tại chỗ, nhất là lao động nông thôn sau khi học nghề. 

5. Sở Tài Chính:

Căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành ở Trung ương, chủ trì phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan, hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện hành (trong đó lưu ý hướng dẫn UBND các huyện thành phố thực hiện xét chuyển số dư kinh phí cuối năm để thực hiện mục tiêu của đề án). 

6. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cân đối, bổ sung chỉ tiêu biên chế và hướng dẫn các địa phương bố trí biên chế giáo viên dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề các huyện Sa Thầy, Đăk Glei, Ngọc Hồi;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – TBXH, Sở Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo tại một số địa phương đã thực hiện sáp nhập Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương làm điểm đối với huyện Đăk Hà (theo chỉ đạo tại Công văn số 1580/UBND-VX ngày 27/6/2014 của UBND tỉnh). 

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

-  Tổ chức triển khai công tác dạy nghề đảm bảo hoàn thành kế hoạch được UBND tỉnh giao năm 2014. Trong đó lưu ý chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.

- Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan và khuyến khích các dự án NGO, các nguồn xã hội hóa thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách, mục tiêu, quy trình của Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn quản lý.

 - Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án ở các cấp (Ban chỉ đạo 1956 cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã; cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn). Hoàn thành và báo cáo kết quả kiểm tra về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30/11/2014;

- Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông tại địa phương, khuyến khích các Trung tâm khuyến nông phối hợp với cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei khẩn trương bố trí biên chế quản lý Nhà nước về công tác dạy nghề cho phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30/8/2014.

Mỹ Diễm  
Bài viết trước:
Icon  UBDN tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXDBTP-BTNMT
Icon  Kiểm tra thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2014
Icon  Phòng, ứng phó, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh
Icon  Hội đàm giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh UBonratchathani (Vương quốc Thái Lan)
Icon  Lãnh đạo tỉnh dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Sa Thầy lần thứ II
Icon  Bộ trưởng Bộ Y tế thăm và làm việc tại Kon Tum
Icon  Kế hoạch tổ chức khai quật, tìm kiếm mộ liệt sỹ tại khu vực Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Thành phố Kon Tum
Icon  Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy trên địa bàn tỉnh
Icon  UBND tỉnh thống nhất Kế hoạch triển khai thực hiện việc đào tạo học sinh dân tộc thiểu số chất lượng cao
Icon  UBND tỉnh chỉ đạo việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp học
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang