Đăng nhập
Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9826601
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023
12/1/2022 8:06:05 AM     
Ngày 29/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 4052/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Ủy ban nhân dân yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, cụ thể:

Tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể: “Chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ công nghệ nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc thú y; phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên ngành thú y kiểm dịch động vật; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh”; Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

 Chủ động tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bố trí nguồn lực tổ chức triển khai ngay các giải pháp kỹ thuật sau: (1) Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi (như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Viêm da nổi cục,...) tại các địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của Cục Thú y; (2) Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh động vật để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng; (3) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; bảo đảm quản lý, kiểm soát thú y tại các cơ sở, điểm giết mổ động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam; (4) Tổ chức triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh, đặc biệt tại các địa phương đã, đang có dịch bệnh, có nguy cơ cao.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân liên quan các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định của pháp luật và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân hoặc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có) đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời thông tin các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm đến người dân để biết.

Thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc triển khai các biện pháp kỹ thuật nêu trên.

Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sở Công Thương (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh): Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các lực lượng có chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức đấu tranh, xử lý các trường hợp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y không đảm bảo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện thành phố: Rà soát, khẩn trương hoàn thiện, đề xuất phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương trong năm 2023 và các năm tiếp theo; trong đó cần bố trí kinh phí triển khai các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục, Dại; kinh phí mua vắc xin, thuốc sát trùng và chi trả tiền công cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; Căn cứ tình hình thực tế về dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị về công tác phòng chống dịch bệnh động vật năm 2023. Nội dung tham mưu gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 12 năm 2022.

Văn phòng UBND tỉnh  
Bài viết trước:
Icon  Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia
Icon  Đẩy mạnh việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh
Icon  Trao quyết định nghỉ hưu đối với công chức
Icon  Triển khai thực hiện Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Icon  Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh.
Icon  Tăng cường công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh
Icon  Tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trên địa bàn tỉnh
Icon  Thành lập Ban Chỉ đạo cải thiện, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Kon Tum
Icon  Chấn chỉnh tình trạng giải quyết hồ sơ quá hạn trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh
Icon  Triển khai thực hiện Chương trình số 39-CTr/TU ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang