Đăng nhập
Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024 TimKiem
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
9827661
HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng gia súc và tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum
1/21/2019 9:31:31 AM     
Ngày 18/01/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công điện số 01/CĐ-CTUBND về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng gia súc và tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, xử lý ngay các sự cố gây ô nhiễm môi trường, phát tán mầm bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh và hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi và nhanh chóng khống chế, dập tắt các ổ dịch bệnh đang xảy ra trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

Các Sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Khẩn trương tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét và dịch bệnh cho vật nuôi trên địa bàn theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh (Công văn số 17/UBND-NNTN ngày 03 tháng 01 năm 2019 và Công văn số 87/UBND-NNTN ngày 14 tháng 01 năm 2019 về việc phòng, chống dịch lở mồm long móng và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm) và các quy định pháp luật liên quan; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong nhân dân chấp hành nghiêm quy định của Luật Thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh cho động vật; không được chủ quan, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự phát sinh và lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm; Tăng cường công tác kiểm soát, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán 2019; quản lý chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ trên địa bàn theo quy định.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đặc biệt là thành phố Kon Tum, các huyện: Đăk Hà, Đăk Tô và Ngọc Hồi là các địa phương đang đã có dịch: Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng cho gia súc và Cúm gia cầm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; chủ động phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm dịch. Địa phương nào để xảy ra tình trạng thu gom, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia súc, gia cầm mắc bệnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, lở mồm long móng theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Chỉ đạo cơ quan truyền thông bố trí thời lượng thích hợp để tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, lở mồm long móng; chính sách hỗ trợ của Nhà nước để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh; tuyên truyền cho người dân không hoang mang, yên tâm sử dụng sản phẩm động vật có nguồn gốc đã qua kiểm soát giết mổ; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đối tượng thu gom, chế biến, giết mổ, buôn bán động vật mắc bệnh; thường xuyên theo dõi chặt chẽ các ổ dịch, bệnh Cúm gia cầm, lở mồm long móng; bám địa bàn để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đến từng hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ngay các ổ dịch khi mới xảy ra; báo cáo kịp thời cho chính quyền và cơ quan thú y, không được giấu dịch; Chỉ đạo các phòng ban chức năng và các đơn vị liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã thực hiện đồng bộ, đầy đủ các biện pháp chống dịch ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ra diện rộng; chủ động xuất kinh phí ngân sách cấp mình để hỗ trợ kịp thời cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ kinh phí cho các hộ có vật nuôi bị tiêu hủy theo quy định hiện hành để giúp người dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất các biện pháp phòng, chống rét và dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, hướng dẫn thực hiện hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định. Hướng dẫn các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống để người dân biết, thực hiện; Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và thú y tăng cường công tác giám sát phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; chủ động phối hợp với các huyện, thành phố thực hiện các biện pháp chống dịch quyết liệt, nhanh chóng dập tắt tránh lây lan dịch và tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa bàn tỉnh làm lây lan dịch bệnh; kịp thời cung ứng và cấp phát vắc xin Cúm gia cầm, vắc xin lở mồm long móng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, triển khai công tác tiêm phòng vắc xin bao vây khẩn trương và hiệu quả; Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản thường xuyên kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm gia súc, gia cầm để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm đúng theo quy định nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân thấy được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, các biện pháp phòng chống; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chủ động làm việc cụ thể với Sở Tài chính để cân đối, bổ sung nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp thiếu nguồn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp phòng, chống dịch bệnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Sở Y tế: Theo dõi, kiểm tra, quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; theo dõi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây từ động vật sang người để có biện pháp phòng, chống kịp thời; Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1, H7N9) trên người đến từng thôn, hộ dân, các khu vực tập trung dân cư, các bệnh viện, trường học nhằm cảnh giác nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch cúm gia cầm trên người; nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định.

Yêu cầu Sở Công Thương và đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum: Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các huyện, lực lượng thú y, Công an để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, không để gia súc, gia cầm (kể cả sản phẩm gia súc, gia cầm) chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc tiêu thụ trên địa bàn hoặc vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh khác; Phối hợp với các sở, ngành bố trí lực lượng trực tại các trạm kiểm dịch động vật Măng Khênh, Vi Hô Lăk, Sao Mai để phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, không để động vật, sản phẩm động vật ngoài tỉnh mang mầm bệnh vào địa phương.

Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, các Đội Cảnh sát giao thông phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm để kiểm tra việc nhập gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm từ các nơi khác vào tỉnh; bố trí lực lượng trực tại các trạm kiểm dịch động vật Măng Khênh, Vi Hô Lăk, Sao Mai để phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, không để động vật, sản phẩm động vật ngoài tỉnh mang mầm bệnh vào địa phương; Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các địa phương.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tuyến đường biên giới, các cửa khẩu... nhằm ngăn chặn kịp thời việc nhập lậu gia súc, gia cầm vào tỉnh; đồng thời, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội (Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh…): Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, người chăn nuôi tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; vận động các hộ gia đình chăn nuôi, trang trại, cơ sở giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm thực hiện nghiêm túc những quy định hướng dẫn của ngành thú y trong công tác phòng dịch theo quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Kon Tum: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế,  Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thường xuyên cập nhật thông tin, tăng thời lượng, thông tin kịp thời về diễn biến bệnh dịch gia súc, gia cầm và nguy cơ lây nhiễm sang người trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp, các ngành và nhân dân chủ động phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả; tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ bằng nhiều hình thức như thông qua các chuyên mục, mô hình, tấm gương cụ thể trên các phương tiện, thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ và tích cực tham gia.

 

Văn phòng UBND tỉnh  
Bài viết trước:
Icon  Đồng chí Đặng Quang Hà giữ chức Chánh Văn phòng UBND tỉnh
Icon  Tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện Ia H'Drai.
Icon  Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân.
Icon  Tặng dê giống cho các hộ nghèo
Icon  Lễ ban giao nhà tình nghĩa tại xã Đăk Long, huyện ĐăkGlei
Icon  Phân công ông Đặng Quang Hà, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh phụ trách Văn phòng UBND tỉnh
Icon  Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế
Icon  Truyên truyền kỷ niệm chào mừng các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử trong năm 2019.
Icon  Về phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Icon  Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án: Nhà máy lọc nước tinh khiết và thổi chai nhựa PET.
Thông báo

Best Replica Watches audemars piguet replica

Trang chủ        |      Đăng nhập      
 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
    Chịu trách nhiệm:  Nguyễn Đăng Trình; Chức vụ: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum. 
    Địa chỉ: 492 Trần Phú, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Email: vpubnd@kontum.gov.vn;vanthu-kontum@chinhphu.vn; Điện thoại: 02603862320
    Bản quyền thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum
Chung nhan Tin Nhiem Mang